Hướng Dẫn Tính Tiết Diện Dây Dẫn

19:03 |

Để chọn được dây dẫn hợp lý, bạn cần phải biết dòng điện tải sử dụng, cùng với mật độ dòng điện cho phép từng loại dây dẫn. 
Ta có thể áp dụng công thức sau để tính toán một cách gần đúng:

Hướng Dẫn Tính Tiết Diện Dây DẫnS = I/J

 Trong đó:
   - S: tiết diện dây dẫn (mm2)
   -  I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông (A)
   - J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)

Mật độ dòng điện cho phép của dây đồng J ~ 6 A/mm2
Mật độ dòng điện cho phép của dây nhôm J ~ 4.5 A/mm2

        1. Trường hợp dây nhánh trong gia đình điện áp 220VAC (dây di động)


                Trường hợp dùng đèn, quạt, Tivi, tủ lạnh hoặc các thiết bị khác có công suất dưới 1KW thì dây từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến thiết bị điện nên dùng đồng loạt 1 dây súp mềm có tiết diện 2x1.5 mm2.
                 Các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi... có công suất từ 1KW đến 2KW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2x2.5 mm2, để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ.

2. Trường hợp tổng công suất các thiết bị điện, tính ở điện áp 220VAC:
       Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2KW thì phải tùy theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như công thức trên.
Ví dụ: Tổng công suất P dùng đồng thời trong gia đình gồm bình nóng lạnh (1.6KW), tủ lạnh (0.3KW), Bàn ủi (1KW), và quạt (0.1KW) là 3KW. Nếu dùng dây đồng làm trục chính trong gia đình thì dây phải có tiết diện tối thiểu: S = 3KW/1.3KW/mm2 = 2,3 mm2. Trên thị trường có các loại dây cỡ 2.5 mm2 và 4 mm2. Để dự phòng phát triển phụ tải nên sử dụng cỡ dây 4 mm2.
Lưu ý: Tăng đường kính dây dẫn (d) là cách tiết kiệm điện dễ thực hiện nhất và mang lại hiểu quả lớn nhất. Bởi vì tỉ lệ giảm điện trở dây dẫn sẽ lớp gấp bình phương lần tỷ lệ tăng đường kính của nó. (R =1,27ρ*l/d2). Ví dụ khi ta tăng đường kính dây dẫn lên gấp đôi thì điện trở của dây dẫn không phải giảm đi một nửa mà giảm xuống còn 1/4. Theo đó, số KWh điện năng tổn hao do truyền dẫn cũng được giảm xuống 4 lần
Read more…

Mạch Khí Nén

19:46 |

Các mạch khí nén đơn thuần, sử dụng các van điều khiển tác động khí để điều khiển xy lanh.



Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Phương pháp điều khiển theo tầng

Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Mạch khí nén đơn thuần

Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Mạch khí nén đơn thuần

Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Mạch khí nén đơn thuần

Read more…

Tủ Điện Điều Khiển Máy Lấy Via

19:38 |

Máy lấy via sản phẩm đã qua nhiệt luyện, máy gồm 2 động cơ, 1 động cơ di chuyển lên xuống và 1 động cơ quay chổi.


Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Tổng thể máy
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Tủ Điện Điều Khiển
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Hai bộ Driver điều khiển 2 động cơ
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
PLC và modun mở rộng
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Mạch khí 

Read more…

Tủ Điện Điều Khiển Máy Rửa Siêu Âm

19:04 |



Máy rửa siêu âm là máy rửa linh kiện nhỏ với sự kết hợp giữa hệ thống rửa phun áp lực cao, công nghệ rửa bằng sóng siêu âm và công nghệ hút chân không làm khô sản phẩm, rửa sạch hoàn toàn các chi tiết động cơ xe ô tô trước công đoạn lắp ráp, độ sạch và sấy khô phải đạt mức tối đa.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Ultrasonic: 30-40Khz (2 pcs, Telsonic)
- Hot Air Dryer: 15 Kw (2pcs, Suiden)
- Spot Cooler: 0.65 Kw (Suiden)
- Conveyor motor: 1.5 Kw 
- Vacuum motor: 3.7 Kw
- Air Pressure: 0.4-0.5 Mpa
- Power:
+ Dimension: 2320W x 2280(H) x 6540(D)
+ Votage: AC 200V, 3 Phase, 50Hz
+ Capacity: 100Kw

Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Máy rửa siêu âm

Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Tủ điện tổng thể
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Biến tần điều khiển động cơ băng tải
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Các khởi động tử đóng ngắt các động cơ và bơm
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Khởi động cờ kèm rơ le nhiệt bảo vệ động cơ và bơm
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
PLC và rơ le đóng ngắt
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Giáo tiếp với HMI

Read more…

Tạo Flow Chart Cơ Bản, Dễ Dàng Và Đơn Giản Quá Trình Lập Trình PLC Cho Máy Tự Động

07:30 |

Bạn đang học lập trình MÁY tự động? Bạn nên bắt đầu từ đâu?

   Với những bạn bắt đầu với một công việc như thiết kế máy tự động, việc lập trình PLC là rất thường xuyên. Vậy để lập trình máy tự động cần phải bắt đầu từ đâu? Câu trả lời là không nếu chung ta có môt Flow chart cơ bản. Vậy Flow chart (còn gọi là lưu đồ) là gì? mục địch của Flow chart?

Flow chart là gì?

    Flow chart được Frank Gilbreth thành viên của ASME ( the American Society of Mechanical Engineers) giới thiệu lần đầu năm 1921. Sau đó, công cụ này được Herman Goldstine và john Von Neumann - đại học Princeton phát triển thêm vào cuối năm 1946. Thời gian đầu, công cụ này được sử dụng phổ biến để mô tả các thuật toán trong công nghệ máy tính, về sau được mở rộng ra cho các lĩnh vực khác.
    Lưu đồ là dạng biểu đồ mô tả một quá trình bằng cách sử dụng những hình ảnh hoặc những ký hiệu kỹ thuật ... nhằm mô tả đầy đủ nhất đầu ra và dòng chảy của quá trình, tạo điều kiện cho việc điều tra các cơ hội cải tiến bằng việc hiểu biết chi tiết về quá trình làm việc của nó. Bằng cách xem xét từng bước trong quá trình có liên quan đến các bước khác nhau như thế nào, người ta có thể khám phá ra nguồn gốc tiềm tàng của trục trặc.

Để Thiết lập một lưu đồ cần các bước:

    Bước 1: Xác định sự bắt đầu và kết thúc của quá trình.
    Bước 2:  Xác định các bước trong quá trình( hoạt động, quyết định, đầu vào, đầu ra).
    Bước 3: Thiết lập biểu đồ tiến trình.
    Bước 4: Xem xét lại biểu đồ tiến trình cùng với những người liên quan đến quá trình.
    Bước 5: Thẩm tra, cải tiến biểu đồ dựa trên sự xem xét lại.
    Bước 6: Ghi ngày lập biểu đồ tiến trình để tham khảo và sử dụng trong tương lại ( như một hồ sơ về quá trình hoạt động thực sự như thế nào và cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội cho việc cải tiến).
   Ví dụ một lưu đồ đơn giản quá trình giải quyết bóng đèn không hoạt động
Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Flow chart cơ bản

Trong thiết kế lập trình thì Flow chart dùng để quản lý cho việc lập trình, đảm bảo cho các yêu cầu trình tự của máy đúng mong muốn. Vì Vậy trước khi viết chương trình việc lập lên một flow chart là rất quan trọng.

Lắp Tủ Điện Điều Khiển
Trình tự một chương trình PLC cho máy



Yêu cẩu: 
-   Flow chart là giản đồ theo dõi hoạt động của máy.
-   Chỉ thể hiện trình tự hoạt động AUTO, không thể hiện hoạt động bằng tay.
-   Các điều kiện đặt phía trên của mũi tên, các hoạt động của máy đặt ở giữa dòng.

Lập Trình PLC
Flow chart của máy siết vít tự động
Read more…